Tìm hiểu về những thông tin về AUM

Trong mỗi lĩnh vực nào đó đều tồn tại những thuật ngữ tiếng nước ngoài được sử dụng rộng rãi mà không cần dịch sang Tiếng Việt. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hiểu ý nghĩa chính xác của các khái niệm ấy để dễ dàng vận dụng và tránh sai sót khi làm việc. Mời bạn xem qua những thông tin về khái niệm AUM là gì trong bài viết sau đây.

Khái niệm AUM là gì?

AUM là đại diện cho những chữ cái đầu trong cụm từ tiếng Anh Assets Under Management. Cụm từ này có nghĩa là tài sản đang trong trạng thái được quản lý. Các tổ chức này có thể là các quỹ tương hỗ, công ty đầu tư mạo hiểm hay các công ty môi giới. Tất nhiên là mỗi tổ chức sẽ có đặt ra cách thức tính chỉ số AUM theo một cách khác nhau. Ví dụ như một số công ty thì có luật định cộng luôn cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt khi tính kết quả của AUM, trong khi số khác thì hạn chế không đưa chúng vào quá trình tính toán này.

Như vậy, AUM là gì? Nhìn chung thì AUM được xem là một khía cạnh khác được sử dụng để đánh giá một công ty hoặc quỹ đầu tư nào đó, và nó cũng thường được xem xét để kết hợp với hiệu suất và kinh nghiệm trong một chuỗi quản lý.

Sau khi hiểu khái niệm AUM là gì thì chúng ta sẽ xem qua ví dụ để vận dụng khái niệm này đúng lúc, đúng nơi nhé!

Nếu một nhà đầu tư dự định chi ra một khoản đầu tư khoảng 300.000 USD vào một quỹ tương hỗ. Thì khoản tiền này sẽ trở thành một phần của tổng AUM của quỹ. Người quản lý quỹ có thể mua và bán cổ phiếu theo mục tiêu đầu tư của quỹ bằng cách sử dụng tất cả các khoản tiền của quỹ mà không cần phải có thêm sự cho phép nào khác từ nhà đầu tư.

Tầm quan trọng của AUM là gì?

Hiểu qua khái niệm, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá đến tầm quan trọng của AUM. Nhìn chung thì AUM sở hữu những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Nhà quản lý công ty đầu tư sẽ tiến hành giám sát AUM vì nó liên quan đến chiến lược đầu tư của cả một tổ chức. Ngoài ra, AUM cũng được sử dụng như một công cụ marketing nhằm thu hút các nhà đầu tư mới.
  • Dựa AUM có thể đánh giá về một công ty hoặc quỹ đầu tư để có những quyết định đúng đắn. Cũng thông qua đây cho thấy hiệu quả trong việc quản lý của một doanh nghiệp.
  • AUM cũng có thể là một khía cạnh quan trọng để tính phí quản lý, do nhiều quỹ hay tổ chức đầu tư thu phí theo một tỉ lệ phần trăm của tổng AUM. Thông thường, AUM càng tăng thì tỷ lệ phí càng giảm, nhằm khuyến khích khách hàng đầu tư với số tiền lớn.

Cách tính AUM (tài sản được quản lý)

Để tránh gây ra nhiều sai sót khi tính toán chỉ số tài sản được quản lý AUM, bạn cần phải hiểu rõ về cách tính. Vì các phương pháp tính AUM sẽ khác nhau giữa các công ty nên không có một công thức chung nào cho cách thức tính toán này.

Ví dụ, một số tổ chức hay nhà đầu tư sẽ có bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong tính toán, trong khi những tổ chức khác giới hạn tài sản được quản lý trong các quỹ đầu tư tùy ý. Tuy nhiên, các công ty không có quyền kiểm soát cách xác định tài sản được quản lý và hiện nay, các quy tắc quản lý được thu hẹp những gì có thể và không thể.

Bên cạnh đó, việc tính toán AUM của các quỹ tương hỗ được liên tục cập nhật bằng phần mềm, thay thế cho trước đây thể hiện giá trị tài sản bằng thủ công. Và AUM có tính dao dộng hàng ngày do liên quan đến việc xác định giá trị thị trường của tài sản, chẳng hạn như vốn cổ phần sẽ dao động theo giá cổ phiếu tương ứng.

Nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến tài sản quỹ tương hỗ của bạn đang được quản lý tăng lên, bao gồm:

  •  Số cổ tức được trả bởi các công ty trong danh mục đầu tư.
  • Hiệu suất của tài sản.
  • Có được khách hàng và tài sản mới.

Ngoài ra còn có một loạt các yếu tố có thể khiến tài sản được quản lý suy giảm. Vậy các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến AUM là gì? Đó là:

  • Tổn thất do đầu tư không hiệu quả.
  • Dòng vốn đầu tư giảm.
  •  Đóng quỹ đầu tư.

Mỗi một thuật ngữ đều có ý nghĩa và cách vận dụng riêng. Trên đây là toàn bộ những thông tin về giá trị tài sản được quản lý AUM. Nhờ vào hiểu biết về khái niệm AUM là gì, bạn sẽ biết cách tính giá trị chúng chính xác và áp dụng vào đúng hoàn cảnh.