Purchasing Staff Là Gì? Công Việc Của Purchasing Staff

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ có rất nhiều vị trí công việc cho chúng ta lựa chọn. Mỗi công việc sẽ đóng một vai trò nhất định trong toàn bộ chuỗi hoạt động của doanh nghiệp, và một trong những công việc liên quan đến khâu đầu vào đó là Purchasing staff. Vậy để biết về Purchasing staff là gì và cụ thể công việc của họ là làm gì thì hãy cùng đọc bài viết sau.

  1. Purchasing staff là gì?

Purchasing Staff còn được gọi là nhân viên mua hàng, đây là những người phụ trách việc thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hay vật tư theo nhu cầu của công ty dưới sự giám sát trực tiếp của người quản lý mua hàng và người mua. Tùy thuộc vào kích thước và loại sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh hoặc sản xuất mà nhân viên mua hàng sẽ đảm nhận những vai trò, trách nhiệm khác nhau.

  • Trách nhiệm của purchasing staff

Vì tính chất công việc là phải thường xuyên làm việc trực tiếp các nhà cung ứng để thu mua nguyên vật liệu đầu vào mà doanh nghiệp đang có nhu cầu nên một nhân viên mua hàng sẽ phụ trách các nhiệm vụ chính như: lên kế hoạch thu mua, tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng và chuẩn bị báo cáo (ví dụ về đơn hàng và chi phí).
Bên cạnh đó, nhân viên mua hàng cần phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp chính để duy trì việc hợp tác lâu dài cùng với giá cả phải chăng, đồng thời đảm bảo hàng hoá được cung cấp luôn có chất lượng tốt và được giao đúng hẹn.

  • Công việc của purchasing staff

Xoay quanh hoạt động thu mua thì nhân viên mua hàng cũng có nhiều công việc cần phải thực hiện, cụ thể là:

Khi đã có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu hay sản phẩm, vật tư thì nhân viên thu mua sẽ tiến hành nghiên cứu các nhà cung cấp tiềm năng. Sau đó sẽ lập thành danh sách để dễ dàng cho việc so sánh và đánh giá sản phẩm từ các nhà cung cấp.

Sau khi đã lựa chọn được nhà cung ứng chính thức, nhân viên mua hàng sẽ tiến hành đàm phán điều khoản hợp đồng thỏa thuận và giá cả sao cho hợp lý nhất. Tiếp đến là tiến hành đặt hàng và theo dõi tình trạng đơn hàng để đảm bảo giao hàng kịp thời, nhận hàng và đánh giá chất lượng sản phẩm đã mua.

Nhập chi tiết thông tin về đơn hàng: Tên nhà cung cấp, số lượng, giá cả… vào cơ sở dữ liệu nội bộ. Lưu trữ hồ sơ cập nhật của sản phẩm đã mua, thông tin giao hàng và hóa đơn. Sau đó sẽ chuẩn bị báo cáo về hoạt động mua hàng gần đây, bao gồm phân tích chi phí. Đồng thời, phối hợp với đội ngũ nhân viên ở kho để đảm bảo việc lưu trữ hàng hoá đúng cách tránh làm hư hỏng, mất mát hàng hóa. Ngoài ra, để có thể hoàn thành tốt công việc và tăng hiệu quả cho hoạt động thu mua, nhân viên mua hàng cần thường xuyên tham dự các triển lãm thương mại để cập nhật các xu hướng của ngành.

  • Nghề nghiệp liên quan đến công việc purchasing staff

Giám đốc quảng cáo và marketing: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chương trình quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và thường làm việc với các giám đốc nghệ thuật, đại lý bán hàng, nhân viên tài chính.

Thư ký tài chính: Đây là công việc hành chính và thư ký sẽ đảm nhiệm việc giữ hồ sơ, giúp đỡ khách hàng hay thực hiện các giao dịch tài chính.

Giám đốc dịch vụ ăn uống: Họ đảm nhận các hoạt động hàng ngày của nhà hàng hoặc cơ sở ăn uống, đảm bảo chất lượng thực phẩm đúng tiêu chuẩn và mang lại sự hài lòng cho thực khách.

Qua bài viết với chủ đề Purchasing staff  là gì, hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về công việc thu mua cũng như thấy được tầm quan trọng của đội ngũ mua hàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất. Cơ hội việc làm purchasing staff khá rộng mở, vì thế không quá khó để bạn có thể theo đuổi công việc này, chỉ cần bạn có kiến thức, khả năng phân tích, đàm phán và sự đam mê thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhân viên thu mua giỏi, được nhiều công ty chào đón.