Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì?

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức xác định tăng trưởng kinh tế qua từng giai đoạn. Trong nền kinh tế, các kinh nghiệm hoạt động hiệu quả được phản ánh trong phân loại và các mô hình cụ thể. Doanh nghiệp có thể xác định mô hình phù hợp cho nhu cầu và đòi hỏi của mình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và các loại mô hình tăng trưởng hiện nay.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì?

Mô hình tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Models of Economic Growth. Mô hình tăng trưởng kinh tế là mô hình được thiết kế với các biện pháp mang tính chiến lược. Trong đó, phản ánh được cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực tác động đến nền kinh tế thông qua các hoạt động sản xuất hay kinh doanh.

Trong kinh doanh, sự phát triển và ổn định bền vững là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo. Để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các năm với một tốc độ hợp lí, thì cần dựa vào mô hình để điều chỉnh các tính chất và mức độ của hoạt động trên thực tế. Đồng thời dựa vào mô hình tăng trưởng kinh tế để hướng đến thực hiện các nhu cầu của từng giai đoạn tương ứng, trong đó xác định các điều kiện, tiêu chí và yêu cầu cho từng giai đoạn tương ứng.

Các mô hình tăng trưởng phổ biến

  1. Mô hình Harrod – Domar

Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế dạng đơn giản. Được đưa ra bởi hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ dựa vào tư tưởng của Keynes. Các nghiên cứu được tiến hành độc lập. Nhằm giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển.

Ở các nước đang phát triển áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar mang đến những lợi ích:

– Xem xét được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu về vốn.

– Cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn để sản xuất và các khoản vốn cố định đầu tư dài hạn vào các thiết bị vận hành.

  • Mô hình Solow – Swan

Mô hìnhSolow – Swan (Robert Solow và Trevor Swan nghiên cứu năm 1956), được ra đời dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển. Tên gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh với nghĩa là mô hình kinh tế về sự tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Mô hình này nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số. Và cả sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ. Mang đến tính chất phản ánh chung cả theo chiều rộng và theo chiều ngang trong thiết lập mô hình tăng trưởng.

  1. Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ

Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ mang tính chiều sâu nhờ các tiến bộ về công nghệ được nghiên cứu và ứng dụng. Tiến bộ công nghệ có ý nghĩa rất lớn trong lí thuyết tăng trưởng kinh tế. Các áp dụng tiến bộ trong sản xuất được phản ánh hiệu quả rõ nét nhất. Khi các chất lượng và giá cả sản phẩm được điều chỉnh về mức hiệu quả nhất. Ngoài ra là các ứng dụng điện tử trong quản lý và tham gia vào thị trường giao dịch. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả và tiện ích. Đáp ứng các đòi hỏi cũng như cung cấp phương tiện giao dịch ngày càng tiện ích.

  • Các mô hình tăng trưởng nội sinh

Với tính chất của mô hình này, nhiều nhà kinh tế đưa ra quan điểm đối với các yếu tố nội sinh. Được phản ánh thông qua yếu tố con người và tiến bộ công nghệ. Trong khi ở các mô hình trình bày phía trên, đây lại được coi là các yếu tố ngoại sinh.

Nội sinh được thể hiện với các tác động trực tiếp đến tăng trưởng nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế, bắt buộc phải đổi mới và thay đổi phương thức hoạt động của nền kinh tế thông qua công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Như đã đề cập, mỗi loại mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ có một ý nghĩa và cách vận dụng riêng. Bạn hãy tìm hiểu khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và ý nghĩa từng loại mô hình sao cho thật chính xác để vận dụng chúng vào công việc nhé!