10 bí quyết giúp bạn tìm việc ở Quảng Nam nhanh chóng

Giờ đây, không còn đơn giản là chỉ gửi một bộ đơn xin việc chuẩn và đến buổi phỏng vấn đúng giờ, mà bạn còn cần phải nổi bật giữa đám đông khi tìm việc tại Quảng Nam.

Sau đây là 10 điều có thể giúp bạn được nhận việc nhanh chóng.

Chất lượng luôn hơn số lượng

Thời gian là tiền bạc, nên bạn cần phải có chọn lọc cẩn thận khi tìm việc. Hãy giới hạn số lượng công việc bạn sẽ nộp đơn. Tập trung năng lượng để viết những CV có cá tính riêng, có định hướng cụ thể, và gởi đến công ty đang tuyển vị trí phù hợp với bạn. Mức độ thích hợp càng cao, cơ hội bạn được tuyển càng nhiều.

Cá nhân hóa hồ sơ xin việc

Phần lớn nhà tuyển dụng sẽ không buồn để mắt đến CV của bạn nếu thư xin việc được viết quá chung chung, vì vậy, hãy soạn một lá thư càng cụ thể càng tốt.

Hãy viết một lá thư xin việc có cá tính riêng của bạn, và nếu có thể, tránh mở đầu bằng “Gởi đến những ai quan tâm”, hãy tra cứu tên của nhà tuyển dụng, quản lí hoặc trưởng phòng nhân sự trong công ty bạn ứng tuyển.

Nếu bạn đang ứng tuyển cho nhiều vị trí khác nhau, thì hãy thiết kế từng CV riêng sao cho làm nổi bật kinh nghiệm làm việc bạn có phù hợp nhất với mỗi công việc.

Và quan trọng là bạn phải đảm bảo CV và thư xin việc của mình không có lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp. Mỗi ngày, nhà tuyển dụng phải xem hàng chục CV, một lỗi chính tả cũng khiến bộ đơn của bạn nhanh chóng được xếp vào nhóm bị từ chối.

Nhấn mạnh vào người giới thiệu

Nghe thì có vẻ sáo rỗng, nhưng là thư xin việc nhắc đến người có uy tín đã giới thiệu công việc cho bạn, chắc chắn bạn sẽ được chú ý nhiều hơn. Khi tìm việc làm, bạn nên tận dụng mạng lưới quan hệ cả cá nhân và cả trong công việc càng nhiều càng tốt.

Hãy liên lạc với đồng nghiệp, quản lí, sếp cũ và nhiều liên hệ khác để hỏi xem chỗ họ hiện có đang tuyển người không. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè, gia đình, và nếu bạn vẫn giữ liên lạc tốt với giáo sư ở trường đại học, bạn có thể nhờ họ giới thiệu vài công ty bạn nên ứng tuyển.

Tối ưu hóa tài khoản trực tuyến của bạn

Nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ thấy gì khi tra tên bạn trên Google?

Trước khi bắt đầu tìm việc làm, hãy dọn dẹp thông tin trực tuyến của bạn, cài đặt quyền riêng tư cho Facebook, Instagram và các tài khoản mạng xã hội khác mà bạn có thể không muốn nhà tuyển dụng nhìn thấy.

Sau đó, hãy cập nhật thông tin việc làm Quảng Nam mới nhất vào các tài khoàn dùng trong các trang web tìm việc làm chuyên nghiệp. Nếu bạn có thời gian và khả năng, hãy thử tạo một trang web riêng để trình bày lịch sử làm việc của bạn và những thông tin giá trị về bạn cho nhà tuyển dụng tham khảo.

Tạ ấn tượng cho nhà tuyển dụng bằng tập hồ sơ được đầu tư

Người bình thường sẽ mang danh thiếp và bản photo CV đến buổi phỏng vấn, còn một ứng viên nổi bật sẽ mang một tập hồ sơ với đầy đủ đơn xin việc, CV, giấy giới thiệu và lịch sử làm việc. Mặc dù sẽ tốn kha khá thời gian để in và sắp xếp các loại giấy tờ này, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi thấy chúng giúp bạn lấy điểm cao bao nhiêu trong vòng phỏng vấn.

Luyện tập cho buổi phỏng vấn

Không chuẩn bị trước và trả lời ngẫu hứng trong buổi phỏng vấn không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng công ty bạn đang ứng tuyển, mà còn cực kì bất lợi cho hành trình “săn việc” sau này của bạn. Hãy dành thời gian luyện tập trả lời các mẫu câu hỏi phỏng vấn, tra cứu về công ty, ôn lại những thông tin bạn cung cấp trong CV và nhờ người thân giúp bạn tập luyện.

Kể chuyện là lợi thế

Khi viết đơn xin việc, liệt kê kinh nghiệm trong CV hay trả lời phỏng vấn, hãy cố gắng trình bày càng cụ thể càng tốt. Ngay cả ứng viên đạt tiêu chuẩn nhất cũng sẽ bị loại nếu đưa ra những nhận xét chung chung như “Tôi là một người chăm chỉ”, hay “Tôi là có tinh thần đồng đội”.

Đừng chỉ nói bạn giỏi cái gì, mà hãy kể rõ địa điểm, thời gian, lí do và cách thức thể hiện năng lực của bạn. Hãy chuẩn bị sẵn nhiều câu chuyện cụ thể bạn có thể thoải mái kể để củng cố cho thông tin về năng lực cá nhân và chuyên môn, chứng minh bạn là ứng viên thích hợp cho vị trí công việc.

Khi trả lời phỏng vấn luôn cần phải cung cấp dẫn chứng chứng minh.

Để lại ấn tượng cuối

Bạn đã biết ấn tượng đầu là yếu tố then chốt, có nghĩa là chăm chút cho bộ trang phục chuyên nghiệp, áo sơ-mi ủi phẳng, giầy đánh bóng và nhiều điều khác, nhưng bạn đã biết để lại ấn tượng cuối cũng quan trong không kém?

Mặc dù bạn nên nói tạm biệt nhà tuyển dụng cùng với một cái bắt tay lịch sự và một nụ cười, nhưng không chỉ như vậy. Hãy xin họ danh thiếp, và khi về nhà, hãy soạn e-mail gửi họ lời cảm ơn vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn.

Đây không chỉ là cách để ghi thêm điểm, mà còn là cơ hội cho bạn nhấn mạnh lại các điểm chính trong năng lực, kinh nghiệm làm việc của bạn, hoặc bổ sung thêm thông tin bạn chưa nói trong buổi phỏng vấn.

Từ buổi trao đổi thông tin đến phỏng vấn việc làm

Có thể một đồng nghiệp cũ đang làm trong một công ty mới mà bạn quan tâm, nhưng công ty này hiện đang không có nhu cầu tuyển thêm nhân viên. Có thể một vị sếp cũ đã về hưu nhưng vẫn còn giữ những mối liên lạc giá trị trong lĩnh vực của bạn. Có thể một người bạn vừa tìm được việc trong doanh nghiệp bạn cũng muốn thử sức nhưng bạn không đủ kinh nghiệm.

Đó là một số ví dụ những tình huống bạn cần đến mạng lưới quan hệ của mình và hẹn họ một buổi gặp mặt để hỏi ý kiến tư vấn về công việc của họ. Buổi trao đổi thông tin là cách tốt để xây dựng mối quan hệ với người khác, và với các tổ chức khác, khiến họ biết đến bạn, cũng như học hỏi về văn hóa làm việc ở công ty họ. Sau buổi trao đổi thông tin, hãy nhớ hỏi họ danh thiếp và liệu bạn có thể giữ liên lạc với họ không. Và rất có thể lần tới gặp mặt là một buổi phỏng vấn việc làm.

Cho đi để nhận lại

Chúng ta đã biết sử dụng mạng lưới quan hệ là phương pháp để tìm công việc. Nhưng bạn có thể làm gì để duy trì và làm bền vững các mối liên hệ đó?

Tất nhiên, duy trì những mối quan hệ này là quan trọng, thậm chí ở những việc cá nhân bình thường. Hãy gửi họ tấm bưu thiếp chúc mừng ngày lễ, mừng sinh nhật, hẹn ăn trưa hoặc đi uống cà-phê.

Bạn cũng có thể đề nghị giúp đỡ họ. Có nhiều cách để làm như kiểm giúp CV, đơn xin việc của họ, chia sẻ kinh nghiệm ở chỗ làm của bạn, đưa lời khuyên nếu có ai cần chuyển hướng vào làm trong lĩnh vực của bạn.